Posted On: 15:54:54 - 02/04/2021 - Viewed: 2305

Kể từ năm 2018, trên các trình duyệt tìm kiếm đã bắt đầu truy quét toàn bộ website về tính bảo mật và độ an toàn. Điều này có nghĩa nếu website chưa được bảo mật, sẽ nhanh chóng bị đánh dấu là không an toàn và cảnh báo người dùng về độ rủi ro có thể xảy ra khi tiếp tục truy cập. Để duy trì hoạt động, giải pháp hiệu quả được đặt ra cho các trang web là cài đặt bảo mật SSL. Và SSL được xem như chứng chỉ bảo mật bắt buộc của mọi website.

Tầm quan trọng của SSL đối với website

Dưới đây là 3 mục tiêu mà mọi website luôn muốn đạt đến, và SSL có thể làm được điều này.

- Bảo mật trang web: như một loại bảo hiểm, chứng chỉ SSL bảo vệ trang web của bạn khỏi mọi rủi ro như rò rỉ thông tin, hacker xâm nhập, quét các phần mềm độc hại.

- Tối ưu hóa SEO: SSL là một phần của thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google.

- Lòng tin khách hàng: thông tin doanh nghiệp sẽ được xác minh khi đăng ký chứng chỉ bảo mật. Giúp người dùng dễ dàng nhận biết website chính thức.

Tham khảo: Website có cần chứng chỉ bảo mật

Các loại chứng chỉ bảo mật SSL 

SSL được xử lý và ban hành bởi Cơ quan cấp chứng chỉ (CA) với nhiều cấp độ khác nhau. Dưới đây là các loại chứng chỉ bảo mật đang được sử dụng phổ biến.

  1. Chứng chỉ xác thực mở rộng (EV): hiển thị ổ khóa, HTTPS, tên doanh nghiệp và quốc gia kinh doanh trong thanh địa chỉ để giảm bớt việc nhầm lẫn với trang web spam, phù hợp với các trang web có chức năng thu thập dữ liệu, thanh toán trực tuyến.
  2. Chứng chỉ xác thực tổ chức (OV): xác minh chủ sở hữu tên miền và xác thực hoạt động hợp pháp của tổ chức. Phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn tài chính nhỏ và muốn sở hữu mức mã hóa vừa phải.
  3. Chứng chỉ xác thực tên miền (DV): cung cấp mức mã hóa vừa phải được hiển thị dưới dạng ổ khóa màu xanh lá cây bên cạnh URL trong thanh địa chỉ. Chứng chỉ này chỉ bảo mật một tên miền chính, không bảo mật cho tên miền phụ.
  4. Chứng chỉ SSL ký tự đại diện: SSL ký tự đại diện đảm bảo rằng nếu bạn mua chứng chỉ cho một tên miền, bạn có thể sử dụng cùng một chứng chỉ đó cho các tên miền phụ của mình.
  5. Chứng chỉ SSL truyền thông hợp nhất (UCC): là chứng chỉ SSL đa miền, chứng chỉ truyền thông hợp nhất (UCCs) cho phép nhiều tên miền nằm trên cùng một chứng chỉ.
  6. Chứng chỉ SSL tên miền đơn: mỗi chứng chỉ SSL sẽ bảo vệ một tên miền duy nhất. Bạn không thể sử dụng loại chứng chỉ này để bảo vệ tên miền phụ hoặc một tên miền nào khác. 
     

bao mat ssl


Làm thế nào để đăng ký chứng chỉ SSL cho trang web của mình?

Bước đầu tiên là xác định loại chứng chỉ bạn cần cho website của mình. Sau đó, hãy liên hệ với chúng tôi để tiến hành đăng ký chứng chỉ bảo mật SSL.

 

 

Tin liên quan